ten

Tin tức

Việt Nam đàm phán mua 20 triệu liều vaccine Sputnik V của Nga trong năm 2021

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, với nguồn cung ứng của Nga, Mỹ và Anh, Việt Nam đã dần hướng tới mục tiêu mua đủ 150 triệu liều vaccine COVID-19 trong năm 2021 để tiêm chủng cho 75% dân số.

Thông tin trên được GS.TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế - đưa ra sau cuộc làm việc với Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga về vấn đề vaccine COVID-19 chiều 2/6.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chúc mừng Nga đã phát triển vaccine phòng COVID-19 thành công, đặt dấu ấn quan trọng cho công tác phòng chống dịch của Nga. Bộ Y tế đã cấp phép cho vaccine Sputnik V phòng COVID-19 của Nga từ tháng 3/2021.

Nga ủng hộ đề xuất của Việt Nam về cung ứng, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, hiện nay nhu cầu vaccine trên toàn cầu rất lớn, Việt Nam đang nỗ lực tiếp cận các nguồn vaccine phòng COVID-19 để có thể tăng độ bao phủ tiêm chủng cho người dân Việt Nam sớm nhất và nhanh nhất. Tuy nhiên, do Việt Nam là nước triển khai các biện pháp chống dịch hiệu quả, kiểm soát dịch tốt nên việc cung ứng vaccine của các nước cho Việt Nam vẫn theo lộ trình, kế hoạch mà các nhà sản xuất, phân phối đã đưa ra.Việt Nam đàm phán mua 20 triệu liều vaccine Sputnik V của Nga trong năm 2021

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng thông tin, ngay từ tháng 8/2020, Việt Nam đã có thư ngỏ đề xuất mua vaccine phòng COVID-19 của Nga, tuy nhiên vì điều kiện sản xuất nên chưa đảm bảo cung ứng cho các nước, trong đó có Việt Nam. 

Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã liên tục chủ động đàm phán với phía Nga để có vaccine sớm nhất phục vụ nhu cầu tiêm chủng của nhân dân. Đến hôm nay, phía Nga đã đồng ý cung ứng cho Việt Nam 20 triệu liều vaccine trong năm 2021.

"Đây là một kết quả tích cực cho quá trình đàm phán liên tục, không ngừng của Bộ Y tế để có vaccine" - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Bên cạnh đó để đảm bảo an ninh vaccine trong những năm tiếp theo, Bộ Y tế xác định việc hợp tác trong sản xuất, chuyển giao công nghệ sản xuất là rất cần thiết, vì vậy đã giao các đơn vị của Bộ khẩn trương đàm phán, thống nhất với đối tác về vấn đề này.

Công ty Vabiotech, đơn vị đầu tiên của Bộ Y tế đã hợp tác với phía Nga và dự kiến đến tháng 7/2021 sẽ tiến hành đóng ống, gia công vaccine phòng COVID-19 của Nga tại Việt Nam với công suất dự kiến 5 triệu liều/tháng. Đây là kết quả rất quan trọng để phía Nga có thể tiến hành chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho Việt Nam trong thời gian tới.Việt Nam đàm phán mua 20 triệu liều vaccine Sputnik V của Nga trong năm 2021

Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị của Bộ và đề nghị các doanh nghiệp, tập đoàn tiếp tục trao đổi, hợp tác chặt chẽ với phía Nga trong chuyển giao công nghệ để có thể thiết lập nhà máy sản xuất vaccine công suất lớn tại Việt Nam nhằm đảm bảo thị trường trong nước cũng như hướng đến xuất khẩu trong tương lai.

"Trong cuộc đàm phán chiều nay, phía Nga hoàn toàn ủng hộ những đề xuất này của phía Việt Nam"- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin và bày tỏ hy vọng những đề xuất này sớm đi vào thực tiễn để đảm bảo vaccine cho Việt Nam trong tương lai.

Nỗ lực không ngừng để có vaccine nhiều nhất, sớm nhất 

Cũng theo GS. TS Nguyễn Thanh Long ngay từ tháng 5/2020, Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan đã tích cực đàm phán, tiếp cận tất cả các nguồn vaccine phòng COVID-19. Bộ Y tế đang nỗ lực cao nhất để có thêm vaccine phòng COVID-19, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Bên cạnh nguồn vaccinecủa Nga, Bộ Y tế đã nỗ lực đàm phán, tiếp cận với các nguồn khác như COVAX; Astra Zeneca; Pfizer, Moderna, Johnson&Johnson…

Bộ Y tế đã đàm phán thành công 38,9 triệu liều vaccine COVID-19 qua nguồn COVAX, tuy nhiên, hiện vaccine về chưa nhiều. Do vậy, Bộ Y tế đang thúc đẩy COVAX làm sao sớm đưa vaccine về Việt Nam nhiều nhất, sớm nhất. Ngoài ra, Bộ Y tế đã đăng ký với COVAX để mua thêm vaccine phòng COVID-19 theo cơ chế cùng chia sẻ chi phí.

Việt Nam đã đàm phán thành công và ký kết với Pfizer/BioNTech cung ứng cho Việt Nam 31 triệu liều vaccine COVID-19; trước đó từ tháng 11/2020, cũng đã đàm phán và ký kết với Astra Zeneca khoảng 30 triệu liều vaccine COVID-19.

"Như vậy, đối với nguồn cung ứng của Nga, của Mỹ và của Anh, chúng ta đã dần dần hướng tới mục tiêu mua đủ 150 triệu liều vaccine phòng COVID-19 trong năm 2021 để tiêm chủng cho 75% dân số Việt Nam theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Chính phủ"- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin.

Bộ Y tế vẫn tích cực đàm phán tiếp tục để tăng thêm nguồn cung ứng vaccine cho Việt Nam, nhằm giúp Việt Nam đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối năm 2021 đầu năm 2022.

Bên cạnh đó, người đứng đầu ngành y tế cũng thông tin Việt Nam mong muốn tham gia vào trong chuỗi cung ứng vaccine của toàn cầu. Việt Nam đã đặt vấn đề với COVAX về việc này. Chúng ta thúc đẩy mua công nghệ, chuyển giao công nghệ để làm sao sớm sản xuất được vaccine trong nước. Song song đó, Bộ Y tế cũng thúc đẩy các doanh nghiệp, đơn vị trong nước nghiên cứu và chuẩn bị sản xuất vaccine, đảm bảo an ninh y tế.

------

Trích nguồn : báo Bộ Y tế (https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/-/6847426-4258)

Ảnh             : Trần Minh

Người viết  : V.Thu

5 loại vaccine ung thư tiềm năng đang thử nghiệm

5 loại vaccine ung thư tiềm năng đang thử nghiệm

Các vaccine đang được thử nghiệm trên người, kết hợp với thuốc ức chế điểm kiểm soát để điều trị u ác tính, ung thư tuyến tụy, cổ tử cung...

Xem thêm
Những người dễ bị nhồi máu cơ tim

Những người dễ bị nhồi máu cơ tim

Người có thói quen hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, mức cholesterol và chất béo trung tính trong máu cao có nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Xem thêm
Xu hướng y tế trong năm 2024

Xu hướng y tế trong năm 2024

Thay đổi về văn hóa giảm cân, tận dụng công nghệ trong chăm sóc sức khỏe cá nhân và hướng tới sự trường thọ là các xu hướng chủ đạo trong năm 2024.

Xem thêm
Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer hình thành khi hai loại protein trong não là đám rối tau và mảng bám beta-amyloid phát triển ngoài tầm kiểm soát. 

Xem thêm
Cách giảm ho nhanh

Cách giảm ho nhanh

Kê cao đầu khi ngủ, súc miệng bằng nước muối, uống chanh, mật ong góp phần làm lỏng chất nhầy đặc và loại bỏ chất kích thích khỏi cổ họng, giảm ho.

Ho là phản xạ giúp làm sạch đờm, các chất kích thích khác khỏi cổ họng, đường thở. Nguyên nhân ho thường do dị ứng bụi, khói thuốc, viêm họng, phế quản, viêm mũi xoang... Dưới đây là biện pháp giúp ngăn chặn cơn ho.

Xem thêm
Một số cách loại bỏ đờm ở họng

Một số cách loại bỏ đờm ở họng

Ho đúng cách, ăn thực phẩm tiêu đờm, uống nhiều nước, dùng máy tạo ẩm góp phần làm đờm loãng, dễ thoát ra ngoài.

Xem thêm
Cấy ghép điện cực giúp hồi phục sau chấn thương sọ não

Cấy ghép điện cực giúp hồi phục sau chấn thương sọ não

Kỹ thuật cấy điện cực vào não, còn gọi là kích thích não sâu (DBS) có thể cải thiện nhận thức ở người bị chấn thương sọ não.

Chấn thương sọ não từ trung bình đến nặng thường là kết quả của các tai nạn gây thương tích ở đầu, khiến tế bào thần kinh chết, các mạch não bị ngắt kết nối, dẫn đến suy giảm nhận thức lâu dài. Người bị chấn thương sọ não thường không thể tiếp tục cuộc sống và công việc trước đây.

Xem thêm
Cách xử trí khi tăng huyết áp đột ngột

Cách xử trí khi tăng huyết áp đột ngột

Cách xử trí khi tăng huyết áp đột ngột: người bệnh có thể uống một ít nước, nghỉ ngơi, thư giãn và thực hành tập thở tại chỗ để ổn định huyết áp tạm thời.

Xem thêm
Cách dùng omega-3 hiệu quả cho mọi lứa tuổi

Cách dùng omega-3 hiệu quả cho mọi lứa tuổi

Cơ thể hấp thu omega-3 trong dầu cá hiệu quả nhất vào buổi sáng, sau bữa ăn, nạp hàm lượng phù hợp với cơ địa lẫn tình trạng sức khỏe.

Omega-3 là dạng axit béo không no có mặt khắp cơ thể, tạo thành từ nguyên tố carbon, oxy và hydro với cấu trúc mạch thẳng. Dưỡng chất thiết yếu này tham gia vào quá trình hình thành tế bào thần kinh, thị giác cũng như loạt hợp chất có hoạt tính sinh học.

Xem thêm

Liên hệ chúng tôi

Tiêu đề

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DƯỢC SÀI GÒN

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DƯỢC SÀI GÒN

Địa chỉ: 18 - 20 Nguyễn Trường Tộ, Phường 13, Quận 4, Tp.HCM

Điện thoại: (028) 71079879 ; (028) 39400388 ; Fax : (028) 39401975

MST: 0300523385

Email: contact@sapharco.com

Website: www.sapharco.com

© Copyright 2020 sapharco.com , all rights reserved