NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG |
Căn cứ
Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ
Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm
2006; Theo
đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Chính
phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Nghị định
này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo
hiểm xã hội và đưa người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 1. Người
sử dụng lao động. 2. Người
lao động. 3. Các
cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này. 1. Mức
phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương
III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1
và Khoản 2 Điều 4, Khoản 2, Khoản 4 và Khoản 6 Điều 9, Khoản 6 và Khoản 7 Điều
17 và các điều từ Điều 29 đến
Điều 34 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền
đối với cá nhân. 2. Thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương VI của Nghị định này là thẩm
quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối
với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Điều 4. Vi phạm quy định về dịch vụ việc làm 1. Phạt
tiền từ 1.000.000 đồng đến
3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với tổ chức dịch vụ việc
làm có hành vi thu phí dịch vụ việc làm vượt quá mức quy định theo một trong
các mức sau đây: a) Phạt
tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thông tin sai sự thật
hoặc gây nhầm lẫn về vị trí việc làm; b) Phạt
tiền từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động dịch vụ
việc làm mà không có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan có thẩm
quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hết hạn. 2. Biện
pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc
trả lại cho người lao động khoản phí dịch vụ việc làm đã thu của người lao động
cao hơn mức quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này; b) Buộc
nộp lại phí dịch vụ việc làm đã thu của người lao động vào ngân sách
nhà nước đối với vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này. Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động 1. Phạt
tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng
lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không
giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều
22 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây: a) Từ
500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; b) Từ
2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; c) Từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; d) Từ
10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao
động; đ) Từ
15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. 2. Phạt
tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một
trong các hành vi sau đây: a) Giữ bản
chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động; b) Buộc
người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc
thực hiện hợp đồng lao động. 3. Biện
pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc
trả lại bản chính giấy tờ tùy
thân, văn bằng, chứng chỉ đã
giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này; b) Buộc
trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi
của số tiền đã giữ của người
lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn
do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi
phạm quy định tại Điểm b Khoản
2 Điều này. Điều 6. Vi phạm quy định về thử việc 1. Phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng
lao động yêu cầu thử việc đối
với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ. 2. Phạt
tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một
trong các hành vi sau đây: a) Yêu cầu
người lao động thử việc quá 01 lần; b) Thử
việc quá thời gian quy định; c) Trả
lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của
công việc đó. 3. Biện
pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả đủ 100% tiền lương cho người lao động trong thời gian thử việc đối với hành vi vi
phạm quy định tại Khoản 1, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này. Điều 7. Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động 1. Phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng
lao động không thông báo bằng văn bản cho người lao động biết trước ít nhất 15
ngày, trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn. 2. Phạt
tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một
trong các hành vi sau đây: a) Bố
trí người lao động làm việc ở địa điểm
khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Bộ luật
lao động; b) Không
nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện
hợp đồng lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có
thỏa thuận khác. 3. Biện
pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lương cho người lao động trong những ngày
không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đối
với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này. Điều 8. Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động 1. Phạt
tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trả hoặc trả không
đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều
47 của Bộ luật lao động; không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy
tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định
tại Khoản 3 Điều 47 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây: a) Từ
500.000 đồng đến 2.000.000 đồng
với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; b) Từ
2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; c) Từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; d) Từ
10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao
động; đ) Từ
15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. 2. Biện
pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc
trả đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với
khoản tiền tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt của số tiền trợ cấp
thôi việc, trợ cấp mất việc làm đối với hành vi không trả hoặc trả không đầy đủ
tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động quy định tại
Khoản 1 Điều này; b) Buộc
hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ cho người lao
động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ
khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định
tại Khoản 1 Điều này. Điều 9. Vi phạm quy định về cho thuê lại lao động 1. Phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với bên thuê lại
lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Không
thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các
quy chế khác của doanh nghiệp; b) Phân
biệt đối xử về điều kiện làm việc đối với người lao động thuê lại so với người
lao động của doanh nghiệp. 2. Phạt
tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp hoạt động cho
thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Không
lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động, phí cho
thuê lại lao động hoặc không báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh; b) Không
thông báo hoặc thông báo sai sự thật cho người lao động biết nội dung của hợp đồng
cho thuê lại lao động. 3. Phạt
tiền bên thuê lại lao động khi có một trong các hành vi: Chuyển người lao động
đã thuê lại cho người sử dụng
lao động khác; thu phí đối với người lao động thuê lại; sử dụng người lao động
thuê lại làm công việc không thuộc Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại
lao động; sử dụng người lao động thuê lại vượt quá thời hạn cho thuê lại lao động
theo một trong các mức sau đây: a) Từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; b) Từ 10.000.000
đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; c) Từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; d) Từ
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao
động; đ) Từ
40.000.000 đồng đến 50.000.000
đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. 4. Phạt
tiền doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi: Trả lương cho
người lao động thuê lại thấp hơn tiền lương của người lao động có cùng trình độ,
làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau của bên thuê lại lao động;
thực hiện việc cho thuê lại mà không có sự đồng ý của người lao động theo một
trong các mức sau đây: a) Từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; b) Từ
20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; c) Từ
40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; d) Từ
60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao
động; đ) Từ
80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. 5. Phạt
tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động cho thuê
lại lao động mà không có giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động. 6. Phạt
tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp cho thuê lại
lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Cho
doanh nghiệp khác mượn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động để hoạt động
cho thuê lại lao động; b) Cho
thuê lại lao động ở những ngành nghề, công việc không được pháp luật cho phép; c) Cho
thuê lại lao động vượt quá thời hạn cho thuê lại lao động theo quy định; d) Cho
thuê lại lao động giữa doanh nghiệp cho thuê với doanh nghiệp khác trong Công
ty mẹ - Công ty con, tập đoàn kinh tế mà doanh nghiệp cho thuê này là doanh
nghiệp thành viên. 7. Hình
thức xử phạt bổ sung: a) Tước
quyền sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi
phạm quy định tại Khoản 4 Điều này; b) Tước
quyền sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn từ 06 tháng
đến 12 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều này. 8. Biện
pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc
doanh nghiệp cho thuê lại lao động trả khoản tiền lương chênh lệch cho người
lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này; b) Buộc
nộp lại số lợi bất hợp pháp
có được do thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động đối với hành vi vi phạm
quy định tại Khoản 5 Điều này. Điều 10. Vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng,
nâng cao trình độ kỹ năng nghề 1. Phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng
lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Không
xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hằng năm về đào tạo bồi dưỡng, nâng cao
trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; b) Không
báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan
quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh trong báo cáo hằng năm về lao động. 2. Phạt
tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không đào tạo nghề cho
người lao động trước khi chuyển người lao động sang làm nghề, công việc khác;
không ký kết hợp đồng đào tạo nghề đối với người học nghề, tập nghề; không trả
lương cho người học nghề trong
thời gian họ học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản
phẩm hợp quy cách; không tiến
hành ký kết hợp đồng lao động đối với người học nghề, người tập nghề khi hết thời
hạn học nghề, tập nghề, theo một trong các mức sau đây: a) Từ
500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; b) Từ
2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; c) Từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000
đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; d) Từ
10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao
động; đ) Từ
15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. 3. Phạt
tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một
trong các hành vi sau đây: a) Lợi dụng
danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép
buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật; b) Tuyển
người dưới 14 tuổi vào học nghề, tập nghề. 4. Biện
pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc
trả lương cho người học nghề, người tập nghề khi không trả lương cho người học
nghề trong thời gian học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động làm
ra sản phẩm hợp quy cách đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này; b) Buộc,
nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ việc thực hiện hành vi lợi dụng danh
nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc
người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật đối với hành vi vi
phạm quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này. Điều 11. Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm
việc 1. Phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng
lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Không
thực hiện nghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định pháp luật; b) Không
bố trí địa điểm và bảo đảm các điều kiện vật chất khác cho việc đối thoại tại
nơi làm việc. 2. Phạt
tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau
đây: a) Không
tiến hành đối thoại tại nơi
làm việc định kỳ 03 tháng một lần; b) Không
thực hiện đối thoại khi đại diện tập thể lao động yêu cầu. Điều 12. Vi phạm quy định về thương lượng tập thể,
thỏa ước lao động tập thể 1. Phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng
lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Không
gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh; b) Không
trả chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố thỏa ước lao động tập thể; c) Không
công bố nội dung của thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết cho người lao động
biết. 2. Phạt
tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một
trong các hành vi sau đây: a) Không
cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh khi tập thể lao
động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể; b) Không
tiến hành thương lượng tập thể để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động
tập thể khi nhận được yêu cầu của bên yêu cầu thương lượng. 3. Phạt
tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động thực
hiện nội dung thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu. Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương 1. Phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng
lao động không gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động đến cơ quan quản
lý nhà nước về lao động cấp huyện theo quy định. 2. Phạt
tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một
trong các hành vi sau đây: a) Không
xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng theo quy định
pháp luật; b) Không
tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng
thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng; c) Không
công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động,
quy chế thưởng; d) Không
thông báo cho người lao động biết trước về hình thức trả lương ít nhất 10 ngày
trước khi thực hiện. 3. Phạt
tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn
theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật lao động; trả lương thấp hơn mức quy định
tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp
huyện; trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức
quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động; khấu trừ tiền lương của người lao động
trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật lao động; trả không đủ tiền lương ngừng
việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật lao động theo một
trong các mức sau đây: a) Từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; b) Từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; c) Từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; d) Từ
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao
động; đ) Từ
40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. 4. Phạt
tiền người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối
thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau đây: a) Từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000
đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; b) Từ
30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; c) Từ
50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên. 5. Hình
thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người
sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này. 6. Biện
pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc
trả đủ tiền lương cho người lao động theo quy định đối với hành vi vi phạm quy
định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này; b) Buộc
trả khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo lãi
suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam công bố tại thời điểm trả lương đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản
3 Điều này. Điều 14. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi 1. Phạt
tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có
hành vi không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển
ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định. 2. Phạt
tiền người sử dụng lao động
có hành vi vi phạm quy định về nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết theo
các mức sau đây: a) Từ
500.000 đồng đến 1.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; b) Từ
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; c) Từ
3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; d) Từ
7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; đ) Từ
10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. 3. Phạt
tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành
vi sau đây: a) Thực
hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định tại Điều
104 của Bộ luật lao động; b) Huy động
người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường
hợp theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật lao động. 4. Phạt
tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động huy động người lao động làm
thêm giờ vượt quá số giờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 106 của Bộ luật lao động
hoặc quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng
tuần. 5. Hình
thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người
sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này. Điều 15. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động,
trách nhiệm vật chất 1. Phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng
lao động không thông báo công khai hoặc không niêm yết nội quy lao động ở những
nơi cần thiết trong doanh nghiệp. 2. Phạt
tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một
trong các hành vi sau đây: a) Không
có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên; b) Sử dụng
nội quy lao động không được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp
tỉnh; c) Sử dụng
nội quy lao động đã hết hiệu
lực. 3. Phạt
tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi
có một trong các hành vi sau đây: a) Xâm
phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động; b) Dùng
hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động; c) Xử lý
kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định
trong nội quy lao động. 4. Biện
pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc
hoàn trả khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động đối với
hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này; b) Buộc
nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương cho người lao động
trong những ngày đã sa thải
trong trường hợp xử lý kỷ luật lao động sa thải người lao động đối với hành vi
vi phạm tại Điểm c Khoản 3 Điều này. Điều 16. Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ
sinh lao động 1. Phạt
tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một
trong các hành vi sau đây: a) Không lấy ý kiến tổ chức đại diện tập
thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch hoặc thực hiện các hoạt động bảo đảm
an toàn lao động, vệ sinh lao động; b) Không
kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc; c) Không
cử người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động; d) Không
thống kê, báo cáo định kỳ hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng theo quy định của pháp luật. 2. Phạt
tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một
trong các hành vi sau đây: a) Không
định kỳ đo lường các yếu tố có hại tại nơi làm việc theo quy định; b) Không
lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với
nơi làm việc của người lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công
trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật
tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động; c) Không
bảo đảm điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nhà xưởng theo quy định; d) Vi phạm
các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc các
tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đã công bố áp dụng trong sản
xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển đối với các loại máy, thiết bị, vật tư,
năng lượng, điện, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thay đổi công nghệ, nhập khẩu
công nghệ mới; đ) Không
định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo quy định; e) Không
có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị,
nơi làm việc hoặc có nhưng không đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc; g) Không
trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật, y tế thích hợp để bảo đảm ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động; h) Không
cử người có chuyên môn phù hợp làm cán bộ chuyên trách về an toàn lao động, vệ
sinh lao động ở những cơ sở sản
xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp; i) Không
phân loại lao động theo danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc
biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện các chế độ theo quy định; k) Không
khai báo, điều tra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng; l) Không
thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục
do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế; không
thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định
đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế; m) Không
thực hiện chế độ trợ cấp, bồi
thường cho người lao động bị
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định. 3. Biện
pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc
người sử dụng lao động lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động,
vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động khi xây dựng mới, mở rộng
hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các
loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ
sinh lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này; b) Thực
hiện các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động đã
công bố áp dụng về đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản
2 Điều này; c) Buộc
người sử dụng lao động trang bị các phương tiện kỹ thuật, y tế đối với hành vi
vi phạm quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều này; d) Buộc
người sử dụng lao động thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí
không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham
gia bảo hiểm y tế; thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến
khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế đối với
hành vi vi phạm quy định tại Điểm 1 Khoản 2 Điều này; đ) Buộc
trả trợ cấp, bồi thường cho người lao động cộng với khoản tiền tính theo lãi suất
tối đa áp dụng với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố
tại thời điểm xử phạt của số tiền trợ cấp, bồi thường đối với hành vi vi phạm
quy định tại Điểm m Khoản 2 Điều này. Điều 17. Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp 1. Phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có một
trong các hành vi sau đây: a) Không
báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm; b) Không
tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử
dụng lao động; c) Không
sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân được trang bị hoặc sử dụng phương tiện bảo vệ
cá nhân sai mục đích. 2. Phạt
tiền người sử dụng lao động không tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh
lao động cho người lao động, người học nghề, tập nghề khi tuyển dụng và sắp xếp
lao động theo một trong các mức sau đây: a) Từ
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người; b) Từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người; c) Từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người; d) Từ
10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người; đ) Từ
15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người trở lên. 3. Phạt
tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một
trong các hành vi sau đây: a) Không
thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc ngừng hoạt động của máy, thiết bị,
nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; b) Không
điều trị hoặc khám sức khỏe định kỳ hoặc lập hồ sơ sức khỏe riêng biệt cho người
lao động bị bệnh nghề nghiệp; c) Không
có giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định; d) Sử dụng
người làm công tác an toàn
lao động, vệ sinh lao động mà không có chứng chỉ huấn luyện về an toàn lao động,
vệ sinh lao động theo quy định; đ) Không
thông tin về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố nguy hiểm,
có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm
việc cho người lao động; e) Không
tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo quy định; g) Không
tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định; h) Không
bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động bị bệnh nghề nghiệp, bị
tai nạn lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa; i) Không
thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có
yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng khi hết giờ làm việc. 4. Phạt
tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trang bị đầy đủ
phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc có trang bị nhưng không đạt tiêu chuẩn về chất
lượng, quy cách theo quy chuẩn kỹ thuật đối với người làm công việc có yếu tố
nguy hiểm, độc hại; không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người
lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại; trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật
theo một trong các mức sau đây: a) Từ
3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; b) Từ
6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; c) Từ
10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; d) Từ
15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao
động; đ) Từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. 5. Phạt
tiền người sử dụng lao động vi phạm các quy định về sử dụng các loại máy, thiết
bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như sau: a) Từ
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo cơ quan có thẩm
quyền việc kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; b) Từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo trước khi đưa
vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
lao động; c) Từ
50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động đã thực hiện kiểm định nhưng kết quả kiểm định không đạt yêu cầu; d) Từ 02
đến 03 lần tổng giá trị phí kiểm định máy, thiết bị vật tư vi phạm. 6. Phạt
tiền tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động vi
phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động như
sau: a) Từ
2.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng đối với hành vi không báo cáo hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động,
vệ sinh lao động theo quy định; b) Từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Huấn luyện
không đúng nội dung, chương trình; không đảm bảo các điều kiện về giảng viên,
cơ sở vật chất khi tổ chức huấn luyện; không duy trì đúng quy định về điều kiện
hoạt động dịch vụ huấn luyện theo giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn
luyện; c) Từ
20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Cấp giấy chứng
nhận, chứng chỉ huấn luyện mà
không thực hiện huấn luyện; cấp
giấy chứng nhận, chứng chỉ sai đối tượng huấn luyện; thực hiện huấn luyện ngoài
phạm vi quy định tại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện; d) Từ
25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Giả mạo hồ
sơ, tài liệu trong tổ chức huấn luyện; gian lận trong hoạt động huấn luyện; đ) Từ
50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng khi có một trong các hành vi: Thực hiện hoạt
động huấn luyện khi không có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện đã hết hiệu lực; sử dụng hồ sơ, tài liệu
giả mạo, sai sự thật để đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn
luyện. 7. Phạt
tiền tổ chức hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có hành vi
vi phạm quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động như sau: a) Từ
2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoạt động kiểm
định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định; b) Từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không duy trì đúng quy định về điều kiện hoạt động
kiểm định theo giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định; liên tục trong
18 tháng không báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động kiểm định theo quy định; c) Từ
40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Thực hiện hoạt
động kiểm định ngoài phạm vi ghi trong theo giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động
kiểm định; không thực hiện đúng quy trình kiểm định; d) Từ
50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Sửa chữa nội
dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định; giả mạo hồ sơ, tài liệu
khi thực hiện kiểm định; gian
lận trong hoạt động kiểm định; đ) Từ
70.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Cung cấp kết quả kiểm định sai; cung cấp kết quả kiểm định
mà không thực hiện kiểm định; e) Từ
100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Thực hiện
hoạt động kiểm định nhưng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm
định hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định đã hết hiệu lực; sử dụng hồ sơ, tài liệu
giả mạo, sai sự thật để đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm
định. 8. Phạt
tiền từ 2.000.000 đến 4.000.000 đồng đối với kiểm định viên có một trong các hành vi sau đây: a) Không
thực hiện đúng quy trình kiểm định đã công bố hoặc do cơ quan có thẩm quyền ban
hành; b) Thực
hiện kiểm định khi chưa có chứng chỉ kiểm định viên hoặc chứng chỉ kiểm định
viên hết hiệu lực hoặc ngoài phạm vi ghi trong chứng chỉ. 9. Hình
thức xử phạt bổ sung: a) Đình
chỉ hoạt động huấn luyện từ 01 tháng đến 03 tháng đối với tổ chức hoạt động dịch
vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động có hành vi vi phạm quy định tại
Điểm b Khoản 6 Điều này; b) Tước
quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn lao động,
vệ sinh lao động từ 01 tháng đến 06 tháng đối với tổ chức hoạt động dịch vụ huấn
luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động có hành vi vi phạm quy định tại Điểm c
và Điểm d Khoản 6 Điều này; c) Đình
chỉ hoạt động kiểm định từ 01 tháng đến 03 tháng đối với tổ chức hoạt động dịch
vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có hành vi vi phạm quy định tại Điểm b
Khoản 7 của Điều này; d) Tước
quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn
lao động từ 01 tháng đến 06 tháng đối với tổ chức hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn
lao động có hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 7 Điều này; đ) Tước
quyền sử dụng chứng chỉ kiểm định viên từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy
định tại Điểm a Khoản 8 Điều này. 10. Biện
pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc
trả người lao động khoản bồi dưỡng bằng hiện vật được quy thành tiền theo mức
quy định đối với hành vi vi phạm về bồi dưỡng bằng hiện vật quy định tại Khoản
4 Điều này; b) Buộc
trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách
theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng cho người làm công việc có yếu tố nguy hiểm,
độc hại đối với hành vi vi phạm về trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân quy định
tại Khoản 4 Điều này; c) Buộc
ngừng sử dụng máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này; d) Buộc
ngừng sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
lao động theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản
5 Điều này; đ) Buộc
thu hồi giấy chứng nhận, chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động
đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 6 Điều này; e) Buộc
thu hồi kết quả kiểm định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm đ
Khoản 7 Điều này. Điều 18. Vi phạm quy định về lao động nữ 1. Phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền từ
500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các
hành vi sau đây: a) Không
tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn
đề có liên quan đến quyền và lợi ích của lao động nữ; b) Không
cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh. 2. Phạt
tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một
trong các hành vi sau đây: a) Sử dụng
lao động nữ làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa thuộc một trong
các trường hợp: Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở
vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; b) Không
thực hiện việc chuyển công việc hoặc giảm giờ làm đối với lao động nữ mang thai
từ tháng thứ 07 đang làm công việc nặng nhọc theo quy định tại Khoản 2 Điều 155
của Bộ luật lao động; c) Không
cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi
ngày; d) Không
bảo đảm việc làm cũ khi lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ
thai sản theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 157 của Bộ luật lao động; đ) Xử lý
kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng
chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới
12 tháng tuổi; e) Sa thải
hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết
hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người
sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người
sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; g) Sử dụng
lao động nữ làm công việc không được sử dụng lao động nữ theo quy định tại Điều
160 của Bộ luật lao động. Điều 19. Vi phạm quy định về lao động chưa thành
niên 1. Phạt
cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập sổ theo dõi riêng
khi sử dụng lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơ
quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. 2. Phạt
tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một
trong các hành vi sau đây: a) Sử dụng
người dưới 15 tuổi mà không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại
diện theo pháp luật; b) Sử dụng
lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định tại Khoản 2 Điều
163 của Bộ luật lao động; c) Sử dụng
người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ một
số nghề, công việc được pháp luật cho phép. 3. Phạt
tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một
trong các hành vi sau đây: a) Sử dụng
lao động là người chưa thành niên làm công việc, tại nơi làm việc bị cấm sử dụng
theo quy định tại Điều 165 của Bộ luật lao động; b) Sử dụng
người dưới 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo
quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 164 của Bộ luật lao động. Điều 20. Vi phạm quy định về lao động là người
giúp việc gia đình 1. Phạt
cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Không
ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình; b) Không
trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú,
trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn. 2. Phạt
tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có
hành vi giữ giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình. 3. Biện
pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc
trả đủ tiền tàu xe đi đường cho người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm
quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này; b) Buộc
trả giấy tờ tùy thân cho người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định
tại Khoản 2 Điều này. Điều 21. Vi phạm quy định về người lao động cao tuổi 1. Phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng
lao động sử dụng người lao động cao tuổi đang hưởng hưu trí hằng tháng nhưng
không trả khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, theo quy định. 2. Phạt
tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có
hành vi sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức
khỏe người lao động cao tuổi
theo quy định. 3. Biện
pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với hành vi vi phạm
quy định tại Khoản 1 Điều này. Điều 22. Vi phạm quy định về người nước ngoài làm
việc tại Việt Nam 1. Trục
xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi
sau đây: a) Làm
việc nhưng không có giấy phép lao động, trừ các trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động; b) Sử dụng
giấy phép lao động đã hết hạn. 2. Phạt
tiền người sử dụng lao động sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
mà không có giấy phép lao động, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép
lao động hoặc sử dụng giấy phép lao động đã hết hạn theo một trong các mức sau
đây: a) Từ
30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng khi sử dụng từ 01 người đến 10 người; b) Từ
45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng khi sử dụng từ 11 người đến 20 người; c) Từ
60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng khi sử dụng từ 21 người trở lên. 3. Hình
thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp từ 01 tháng đến 03
tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này. Điều 23. Vi phạm quy định về giải quyết tranh chấp
lao động 1. Phạt
cảnh cáo đối với người lao động có hành vi tham gia đình công sau khi có quyết
định hoãn hoặc ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương. 2. Phạt
tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong
các hành vi sau đây: a) Cản
trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động
đình công; b) Cản
trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc; c) Hủy
hoại máy, thiết bị, tài sản của người
sử lao động hoặc xâm phạm trật tự, an toàn công cộng trong khi đình công hoặc lợi
dụng đình công để thực hiện
hành vi vi phạm pháp luật khác. 3. Phạt
tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một
trong các hành vi sau đây: a) Chấm
dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều
động người lao động, người
lãnh đạo đình công sang làm việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia
đình công; b) Trù dập,
trả thù đối với người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công; c) Đóng
cửa tạm thời nơi làm việc trong trường hợp theo quy định tại Điều 217 của Bộ luật lao động. 4. Biện
pháp khắc phục hậu quả: Buộc người sử dụng lao động trả lương cho người lao động
trong những ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3
Điều này. Điều 24. Vi phạm quy định về công đoàn 1. Phạt
tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có
hành vi không bố trí nơi làm việc, không bảo đảm các phương tiện làm việc cần
thiết cho cán bộ công đoàn. 2. Phạt
tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một
trong các hành vi sau đây: a) Không
bố trí thời gian trong giờ làm việc cho cán bộ công đoàn không chuyên trách hoạt
động công tác công đoàn; b) Không
cho người làm công tác công đoàn chuyên trách được hưởng các quyền lợi và phúc
lợi tập thể như người lao động khác trong cùng tổ chức; c) Phân
biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác
trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công
đoàn của người lao động; d) Không
trả lương cho người làm công tác công đoàn không chuyên trách trong thời gian
hoạt động công đoàn; đ) Không
cho cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở vào tổ chức để hoạt động công tác công đoàn. 3. Phạt
tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một
trong các hành vi sau đây: a) Cản
trở, gây khó khăn cho việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người
lao động; b) Ép buộc
người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn; c) Yêu cầu
người lao động không tham gia hoặc rời khỏi tổ chức công đoàn; d) Không
gia hạn hợp đồng lao động đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách đang
trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động. Điều 25. Vi phạm những quy định khác 1. Phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng
lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Không
lập sổ quản lý lao động, sổ lương hoặc không xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền
yêu cầu; b) Không
khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt
động và định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan quản lý nhà
nước về lao động ở địa
phương; c) Vi phạm
các quy định về trình tự, thủ tục, hồ sơ tuyển dụng lao động theo quy định. 2. Phạt
tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phân biệt đối xử về
giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng,
tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động. Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội
bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp 1. Phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động
có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội
bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. 2. Phạt
tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời
điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối
với người sử dụng lao động có
một trong các hành vi sau đây: a) Chậm
đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; b) Đóng
bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định; c) Đóng
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo
hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. 3. Phạt
tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo
hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa
không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã
hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham
gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. 4. Biện
pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc
truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm
đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này; b) Buộc
đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của
hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại
Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. Điều 27. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế
độ bảo hiểm xã hội 1. Phạt
tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi kê
khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến
việc hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp. 2. Phạt
tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi giả mạo hồ sơ
bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm
xã hội giả mạo. 3. Biện
pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại cho tổ chức bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm
xã hội đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều
này. Điều 28. Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã
hội 1. Phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người sử dụng
lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Không
cung cấp tài liệu, thông tin về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; b) Không
cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của
người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu. 2. Phạt
tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng
lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Không
trả chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau,
thai sản trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ của người lao động; b) Không
trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định
chi trả của cơ quan bảo hiểm xã hội; c) Làm mất
mát, hư hỏng, sửa chữa, tẩy xóa sổ bảo hiểm xã hội. 3. Phạt
tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối
với người sử dụng lao động có
một trong các hành vi sau đây: a) Không
lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng; b) Không
lập hồ sơ hoặc văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội: Giải quyết chế độ hưu
trí trước 30 ngày, tính đến ngày người lao động đủ điều kiện nghỉ việc hưởng hưu trí; giải quyết chế độ
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp
lệ của người lao động; c) Không
giới thiệu người lao động đi giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng
Giám định y khoa để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động. 4. Phạt
tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có
hành vi sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội sai mục đích. 5. Biện
pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc
trả đủ chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định
tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này; b) Buộc
nộp lại lợi nhuận thu được từ việc sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội sai mục đích đối
với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này. Điều 29. Vi phạm điều kiện hoạt động của doanh
nghiệp dịch vụ 1. Phạt
tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp dịch vụ hoạt động
đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi là doanh
nghiệp dịch vụ) có một trong các hành vi sau đây: a) Không
công bố Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
theo quy định; b) Không
niêm yết công khai quyết định của doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ cho chi
nhánh và bản sao Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài của doanh nghiệp dịch vụ tại trụ sở chi nhánh; c) Sử dụng
người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài không có trình độ từ đại
học trở lên; d) Không
báo cáo việc thay đổi người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định. 2. Phạt
tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với doanh nghiệp dịch vụ có một
trong các hành vi sau đây: a) Không
thông báo việc giao nhiệm vụ cho chi nhánh thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; b) Sử dụng
người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
không đủ 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế. 3. Phạt
tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp dịch vụ có một
trong các hành vi sau đây: a) Không
thực hiện phương án tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo quy định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy
phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; b) Không
thực hiện phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết
cho người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn
90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài. 4. Phạt
tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với doanh nghiệp dịch vụ có một
trong các hành vi sau đây: a) Giao
nhiệm vụ cho quá 03 chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; b) Giao
nhiệm vụ cho chi nhánh không đúng theo quy định của pháp luật; c) Chi
nhánh doanh nghiệp dịch vụ thực
hiện vượt quá phạm vi nhiệm vụ được giao về hoạt động đưa người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài; d) Ký kết
các hợp đồng liên quan đến đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tuyển chọn lao động; dạy
nghề, dạy ngoại ngữ, tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động;
thu tiền của người lao động; đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong
thời gian bị tạm đình chỉ, đình chỉ thực hiện hợp đồng cung ứng lao động, đình
chỉ hoạt động có thời hạn hoặc sau khi đã nhận được thông báo về việc không được
đổi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 5. Phạt
tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có một trong
các hành vi sau đây: a) Sử dụng
Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của
doanh nghiệp khác để tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài; b) Cho tổ
chức, cá nhân khác sử dụng Giấy phép
hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp
mình để đưa người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài; c) Giao
nhiệm vụ điều hành hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nưóc
ngoài cho người đã từng quản lý một doanh nghiệp dịch vụ khác bị thu hồi Giấy
phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc cho người
đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do vi phạm quy định
của pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. 6. Hình
thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc
ở nước ngoài như sau: a) Từ 01
tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm a, Điểm b và
Điểm c Khoản 4 Điều này; b) Từ 04
tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều
này. 1. Phạt
tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo định kỳ,
đột xuất về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
quy định của pháp luật. 2. Phạt
tiền đối với hành vi đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt
quá số lượng người đã đăng ký theo Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng nhận
lao động thực tập đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo các mức
sau đây: a) Từ
20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi tỷ lệ vượt quá đến dưới 30%; b) Từ
60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi tỷ lệ vượt quá từ 30% đến dưới 50%; c) Từ
150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng khi tỷ lệ vượt quá 50%. 3. Phạt
tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây: a) Đưa
người lao động ra nước ngoài làm việc nhưng không đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng nhận lao động thực tập hoặc đã đăng ký
nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận; b) Doanh
nghiệp nhận thầu, trúng thầu, tổ chức đầu tư ra nước ngoài có hành vi đưa người
lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc mà không báo cáo hoặc đã báo cáo nhưng
chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. 4. Hình
thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc
ở nước ngoài từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản
3 Điều này. Điều 31. Vi phạm quy định về tuyển chọn, ký kết và
thanh lý hợp đồng 1. Phạt
tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, tổ chức có một
trong các hành vi sau đây: a) Không thông báo công khai, cung cấp cho người
lao động đầy đủ các thông tin về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn và các điều kiện
của hợp đồng theo quy định; b) Không
cam kết với người lao động về thời gian chờ xuất cảnh sau khi người lao động
trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài; c) Không
trực tiếp tuyển chọn lao động. 2. Phạt
tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, tổ chức có một
trong các hành vi sau đây: a) Không
ký hợp đồng với người lao động theo quy định; b) Không
ghi rõ các quyền và nghĩa vụ về tài chính trong hợp đồng ký với người lao động theo quy định; c) Không
thanh lý hoặc thanh lý hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
không theo quy định; d) Nội
dung hợp đồng đưa người lao động
đi làm việc ở nước ngoài, Hợp đồng lao động, Hợp đồng thực tập không phù hợp với
Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng nhận lao động thực tập đã đăng ký; đ) Nội
dung hợp đồng giữa doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu, tổ chức đầu tư ra nước
ngoài ký với người lao động, Hợp đồng lao động không phù hợp với báo cáo đưa người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo quy định. 3. Hình
thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ việc thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động từ 01
tháng đến 03 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này. 1. Phạt
tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, tổ chức có một
trong các hành vi sau đây: a) Thực
hiện không đầy đủ việc bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở
nước ngoài theo quy định; b) Không
thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc kiểm tra và cấp chứng chỉ cho người
lao động sau khi tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết; c) Không
đăng ký mẫu chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết cấp cho người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định; d) Không
cấp tài liệu bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động theo quy định. 2. Phạt
tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức hoặc không liên kết với cơ
sở dạy nghề, cơ sở đào tạo để bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo
yêu cầu của hợp đồng. 3. Phạt
tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện
việc bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở
nước ngoài theo quy định. 4. Hình
thức xử phạt bổ sung: a) Đình
chỉ việc thực hiện hợp đồng
cung ứng lao động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại
Khoản 3 Điều này; b) Đình
chỉ việc thực hiện hợp đồng cung ứng lao động từ 07 tháng đến 12 tháng trong
trường hợp sau khi bị tạm
đình chỉ Hợp đồng cung ứng lao động quy định tại Điểm a Khoản này nhưng vẫn
không khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra. 5. Biện
pháp khắc phục hậu quả: Buộc bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết cho người lao động hoặc hoàn trả khoản tiền đào tạo đã thu của người lao động (nếu có). 1. Phạt
tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây: a) Thu
tiền tuyển chọn của người lao động; b) Không
thu tiền đóng góp của người lao động vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định; c) Không
cấp giấy chứng nhận tham gia Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước cho người lao động theo quy định; d) Không
hướng dẫn và làm thủ tục cho người lao động được hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ việc làm
ngoài nước hoặc không chuyển tiền hỗ trợ cho người lao động theo quy định; đ) Nộp
không đầy đủ số tiền đóng góp của người lao động vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài
nước theo quy định; e) Đóng
không đầy đủ vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định. 2. Phạt
tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Thu,
quản lý, sử dụng, hoàn trả tiền môi giới không đúng quy định; b) Thu
tiền dịch vụ của người lao động không đúng quy định; c) Không
hoàn trả hoặc hoàn trả không
đầy đủ cho người lao động phần tiền dịch vụ theo tỷ lệ tương ứng với thời gian
còn lại của Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong trường hợp
người lao động đã nộp tiền dịch vụ cho cả thời gian làm việc theo hợp đồng mà
phải về nước trước thời hạn không do lỗi của người lao động; d) Không
nộp tiền đóng góp của người lao động vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo
quy định; đ) Doanh
nghiệp dịch vụ không đóng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định. 3. Phạt
tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây: a) Không
hoàn trả các khoản chi phí mà người lao động đã nộp cho doanh nghiệp dịch vụ do
không đưa được người lao động đi làm việc ở nước ngoài; b) Thu,
quản lý, sử dụng tiền ký quỹ của người lao động không đúng quy định; c) Không
nộp bổ sung đủ, đúng hạn số tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ theo quy định. 4. Hình
thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ
hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài như sau: a) Từ 01
tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này; b) Từ 04
tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản
3 Điều này; c) Từ 07
tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều
này. 5. Biện
pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc
đóng đủ tiền vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định đối với hành vi
vi phạm quy định tại Điểm đ và Điểm e Khoản 1, Điểm d và Điểm đ Khoản 2 Điều
này; b) Buộc
hoàn trả đủ tiền cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c
Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều này; c) Buộc
nộp số tiền ký quỹ theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 3 Điều này. 1. Phạt
tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây: a) Không
báo cáo danh sách lao động xuất cảnh với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan
lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài theo quy định; b) Không
phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài
trong việc quản lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động trong thời
gian làm việc ở nước ngoài. 2. Phạt
tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây: a) Không
tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động do doanh
nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài theo quy định; b) Không
kịp thời giải quyết vấn đề phát sinh khi người lao động chết, bị tai nạn lao động,
tai nạn rủi ro, bị bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, tài sản và giải
quyết tranh chấp liên quan đến người lao động. 3. Phạt
tiền từ 150.000.000 đồng đến
200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Lợi dụng
hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tư vấn,
tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động; b) Lợi dụng
hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa
công dân Việt Nam ra nước ngoài không đúng quy định; c) Đưa
người lao động đi làm việc ở khu vực, ngành, nghề và công việc bị cấm hoặc
không được nước tiếp nhận người lao động cho phép. 4. Hình
thức xử phạt bổ sung: a) Đình
chỉ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài từ 01 tháng
đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này; b) Đình
chỉ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài từ 06 tháng
đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này. 5. Biện
pháp khắc phục hậu quả: Buộc đưa người lao động về nước theo yêu cầu của nước
tiếp nhận người lao động hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam đối
với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, Điểm c Khoản 3 Điều này. Điều 35. Vi phạm của người lao động đi làm việc ở
nước ngoài và một số đối tượng liên quan khác 1. Phạt
tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký hợp đồng cá nhân tại cơ quan nhà nước
có thẩm quyền theo quy định. 2. Phạt
tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Ở lại
nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú; b) Bỏ trốn
khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng; c) Sau
khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng; d) Lôi
kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy
định. 3. Biện
pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc
về nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản
2 Điều này; b) Cấm
đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 02 năm đối với hành vi vi phạm quy định
tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này; c) Cấm
đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 05 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm
d Khoản 2 Điều này. THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH Điều 36. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân 1. Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: a) Phạt
cảnh cáo; b) Phạt
tiền đến 5.000.000 đồng. 2. Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền: a) Phạt
cảnh cáo; b) Phạt
tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao
động, bảo hiểm xã hội; c) Áp dụng
hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định
này; d) Áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định
này. 3. Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: a) Phạt
cảnh cáo; b) Phạt
tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao
động, bảo hiểm xã hội và đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng; c) Áp dụng
hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của
Nghị định này; d) Áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của
Nghị định này. Điều 37. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra lao động 1. Thanh
tra viên lao động, người được giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi
hành công vụ có quyền: a) Phạt
cảnh cáo; b) Phạt
tiền đến 500.000 đồng. 2. Chánh
Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền: a) Phạt
cảnh cáo; b) Phạt
tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao
động, bảo hiểm xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; c) Áp dụng
hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của
Nghị định; d) Áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của
Nghị định này. 3. Chánh
thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền: a) Phạt
cảnh cáo; b) Phạt
tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao
động, bảo hiểm xã hội và đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng; c) Áp dụng
hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của
Nghị định này; d) Áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của
Nghị định này. 4. Trưởng
đoàn thanh tra lao động cấp Bộ có quyền: a) Phạt
cảnh cáo; b) Phạt
tiền đến 52.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao
động, bảo hiểm xã hội và đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; c) Áp dụng
hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của
Nghị định này; d) Áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của
Nghị định này. 5. Trưởng
đoàn thanh tra lao động cấp Sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan
quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền: a) Phạt
cảnh cáo; b) Phạt
tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao
động, bảo hiểm xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; c) Áp dụng
hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của
Nghị định này; d) Áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của
Nghị định này. Điều 38. Thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục quản
lý lao động ngoài nước Cục trưởng
Cục quản lý lao động ngoài nước có quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính quy
định tại Chương IV của Nghị định này: 1. Phạt
cảnh cáo; 2. Phạt
tiền đến 100.000.000 đồng; 3. Áp dụng
hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương IV của Nghị định này; 4. Áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương IV của Nghị định này. Điều 39. Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác 1. Người
đứng đầu cơ quan đại diện ngoại
giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính
quy định tại Chương IV của Nghị định này: a) Phạt
cảnh cáo; b) Phạt
tiền đến 100.000.000 đồng; c) Áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả buộc đưa người lao động về nước theo yêu cầu của nước
tiếp nhận người lao động hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam
quy định tại Chương IV của Nghị
định này. 2. Cục
trưởng Cục xuất nhập cảnh, Giám đốc công an cấp tỉnh thành phố trực thuộc Trung
ương có quyền quyết định áp dụng biện pháp trục xuất theo quy định tại Khoản 1
Điều 22 Nghị định này. 3. Ngoài
những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các Điều 36, Điều 37 và Điều 38
và Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính của các cơ quan khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính
trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, nếu phát hiện thấy các hành vi vi
phạm quy định trong Nghị định
này thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình có quyền xử phạt theo đúng quy
định tại Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính. Điều 40. Lập biên bản xử lý vi phạm Khi phát
hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt, công chức,
viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao phải kịp thời lập biên bản
và thực hiện theo quy định tại Điều 58 của Luật xử lý vi phạm hành chính. 1. Người
lao động bị phạt tiền ở nước ngoài có thể nộp tiền phạt tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt
Nam ở nước ngoài. 2. Tiền
phạt được thu bằng đô la Mỹ hoặc bằng tiền của nước mà người lao động vi phạm
làm việc hoặc bằng tiền đồng Việt Nam. Trường hợp
thu bằng đô la Mỹ thì áp dụng tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của đô la Mỹ
so với đồng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu
tiền phạt. Trường hợp
thu bằng tiền của nước mà người lao động vi phạm làm việc thì áp dụng tỷ giá
quy đổi từ đô la Mỹ theo tỷ
giá ngân hàng nước sở tại công bố tại thời điểm thu tiền phạt hoặc theo tỷ giá
ngân hàng nơi cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước sở tại
mở tài khoản Quỹ tạm giữ của ngân sách nhà nước và được giữ ổn định trong thời
gian 06 tháng. 1. Nghị
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2013. 2. Nghị
định số 47/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm
pháp luật lao động; Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và
Nghị định số 144/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc
ở nước ngoài theo hợp đồng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu
lực. Điều 43. Điều khoản chuyển tiếp 1. Các hành
vi vi phạm xảy ra trước ngày 01 tháng 7 năm 2013 mà sau đó mới bị phát hiện hoặc
đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định về xử phạt tại Nghị định này
nếu có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Đối với người lao động Việt
Nam ở nước ngoài có hành vi bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng hoặc ở
lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động xảy ra trước ngày
Nghị định này có hiệu lực mà tự nguyện về nước trong thời gian 03 tháng, kể từ
ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng quy định tại Điều 35
Nghị định này. 2. Đối với
quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành
xong trước ngày 01 tháng 7 năm 2013 mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hoặc cá nhân bị áp dụng biện
pháp xử lý hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính để giải quyết. Điều 44. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành 1. Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra
việc thi hành Nghị định này. 2. Các Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành
Nghị định này./.
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|